Chỉ số ROA là gì? Công thức ROA và các ứng dụng trong thực tế

1. Chỉ số ROA là gì?

ROA (Return on Assets) có nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản. Con số này cho biết doanh nghiệp sử dụng 1 đồng tài sản có thể sinh ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số ROA phản ánh việc hiệu quả sinh lời về việc sử dụng tài sản của công ty.

 Chỉ số ROA phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Chỉ số ROA phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

2. Công thức ROA

Công thức ROA là phép tính khá đơn giản như sau:

ROA (%) = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân x 100%

Để có thể tính toán chỉ số này, bạn cần dựa vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong đó, cần lưu ý:

  • Tổng tài sản = Nguồn vốn = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả
  • Tổng tài sản bình quân = Tổng tài sản đầu kỳ + Tổng tài sản cuối kỳ (nếu chỉ lấy tổng tài sản tại thời điểm cuối kỳ sẽ không phản ánh một cách chính xác về bản chất thay đổi tài sản của công ty).

3. Ứng dụng ROA trong đầu tư chứng khoán

3.1. Chỉ số ROA đạt bao nhiêu là đủ?

Theo tiêu chuẩn của thế giới, chỉ số ROA lớn hơn 7.5% là mức chung để đánh giá xem doanh nghiệp có đủ năng lực về mặt tài chính hay không. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào ROA 1 năm, khó có thể đánh giá toàn bộ hiệu quả hoạt động. Để đánh giá chính xác dựa trên chỉ số này cần:

  • Xem xét lĩnh vực hoạt động của công ty đó.
  • So sánh ROA của công ty so với các công ty khác hoạt động cùng lĩnh vực.
  • Xem xét ROA của công ty trong nhiều năm liên tiếp.

Thông thường, một doanh nghiệp được coi là có tài chính ổn định nếu trong vòng 3 năm liên tiếp có ROA>=10%. Nhưng để có quyết định đầu tư chính xác, bạn vẫn cần đánh giá một cách toàn diện.

Chúng ta sẽ tiếp tục đi vào cụ thể các vấn đề trên trong mục dưới đây.

3.2. Cách đánh giá dựa trên chỉ số ROA

3.2.1. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

Các ngành nghề khác nhau có những đặc điểm đầu tư và tài sản khác nhau. Do đó, chỉ số ROA trung bình của các ngành khác nhau cũng rất khác nhau. Ví dụ:

  • Các ngành công nghiệp nặng như: luyện kim, cơ khí, điện tử,… thường có tài sản cố định rất lớn. Do đó, ROA sẽ ở mức khá thấp.
  • Những công ty về hàng tiêu dùng, công nghệ, một số ngành dịch vụ,… mức đầu tư tài sản không quá lớn. Do đó, chỉ số ROA tương đối cao.

3.2.2. So sánh ROA với các đối thủ trong ngành

Cần phải xem xét chỉ số này dựa trên trung bình của ngành mới đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng tài sản. Nếu doanh nghiệp có ROA lớn hơn trung bình ngành, đó là một tín hiệu tốt.

So sánh chỉ số ROA  với các đối thủ trong ngành cũng là một cách để đánh giá xem doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả hay không, ở vị trí nào trong ngành, có tiềm năng phát triển ra sao.

3.2.3. So sánh chỉ số ROA giữa các năm

Nên đánh giá hiệu quả hoạt động dựa trên chỉ số ROA để đánh giá được tình hình biến động chính xác. Ví dụ, doanh nghiệp vẫn có ROA cao hơn trung bình ngành nhưng đi xuống qua các năm, đây là một tín hiệu không tốt.

Chỉ số ROA thường xuyên được sử dụng để đánh giá doanh nghiệp khi đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, không một chỉ số nào có thể đánh giá tài chính toàn diện. Chính vì vậy, để đi đến quyết định đầu tư, bạn cần xem xét dựa trên các chỉ số khác. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm về chỉ số ROA và có thể áp dụng thành công trong cuộc sống.

 

Nguồn: copy

BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn