Đảo nợ là gì? Vì sao bị cấm nhưng hành vi đảo nợ vẫn diễn ra?

Đối với những người làm trong hệ thống ngân hàng, khái niệm đảo nợ hẳn đã khá quen thuộc. Nhưng với những ai ngoài ngành, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản khi có nhu cầu vay ngân hàng một số tiền lớn, khái niệm đảo nợ là gì vẫn còn chưa rõ ràng.

Trong bài viết dưới đây, Quản Lý Bất Động Sản sẽ giải đáp định nghĩa về đảo nợ, cũng như lý giải vì sao bị cấm nhưng hành vi đảo nợ vẫn đang xảy ra.

1. Đảo nợ là gì?

Đảo nợ là gì? Đảo nợ là việc thực hiện một hợp đồng vay vốn mới, khoản tiền vay được dùng để trả có khoản nợ cũ
Đảo nợ là việc thực hiện một hợp đồng vay vốn mới, khoản tiền vay được dùng để trả có khoản nợ cũ

Theo Nghị định 94/2018/NĐ-CP mới nhất của Chính Phủ, đảo nợ được quy định tại Khoản 8 Điều 9 như sau:

“8. Đảo nợ là việc thực hiện huy động vốn vay mới để trả trước một phần hoặc toàn bộ khoản nợ cũ.”

2. Phân biệt đảo nợ với đáo hạn ngân hàng

Nhiều người vẫn đang có hiểu lầm giữa hai định nghĩa đảo nợ với đáo hạn (đáo nợ). Tuy có những điểm giống nhưng về cơ bản hai hình thức này cũng có sự khác nhau nhất định.

Đảo nợ và đáo hạn là hai hình thức khác nhau
Đảo nợ và đáo hạn là hai hình thức khác nhau

Đáo hạn để chỉ hợp đồng bảo hiểm hay hợp đồng tiền gửi sắp hết hạn thanh toán. Hình thức này thường được sử dụng trong lĩnh vực tài chính.

Giống nhau:

  • Đảo nợ và đáo hạn đều có chung mục đích là kéo dài thêm thời gian trả nợ cho khoản vay cũ sắp đến hạn thanh toán cho ngân hàng.
  • Cả hai đều là hoạt động bị Nhà nước nghiêm cấm, được quy định trong Thông tư 39/2016
  • Đảo nợ và đáo hạn đều mất phí, dao động từ 0,3 đến 0,7 %/ngày với tổng số tiền vay ngân hàng.

Khác nhau:

  • Đảo nợ là việc biến khoản vay cũ thành khoản vay mới nhằm kéo dài thời gian trả nợ.
  • Trong khi đó, đáo hạn là hình thức ngân hàng tái vay vốn khi nợ cũ chưa trả xong và thời gian trả bị quá hạn.
  • Ngân hàng sẽ xem xét, kiểm tra tình hình tài chính của khách hàng. Nếu khách hàng có khả năng phục hồi, tình hình khó khăn chỉ là nhất thời thì ngân hàng sẽ tạo điều kiện để đáo hạn.
  • Đáo hạn có kèm theo các điều kiện từ ngân hàng để đảm bảo khoản nợ có khả năng chi trả hoặc phục hồi. Đảo nợ thì ngược lại, không kèm theo điều kiện nên khả năng thu hồi khoản nợ cũ thấp hơn.

Bạn có quan tâm: Lưu ký chứng khoán là gì? Những thông tin hữu ích về lưu ký chứng khoán

3. Vì sao bị cấm nhưng hành vi đảo nợ vẫn diễn ra?

Đảo nợ là hành vi bị Nhà nước nghiêm cấm
Đảo nợ là hành vi bị Nhà nước nghiêm cấm

Việc một doanh nghiệp vay nợ ngân hàng nhưng tình hình kinh doanh không tốt, không trả được nợ sẽ ảnh hưởng xấu đến cả doanh nghiệp cũng như ngân hàng. Vậy nên đảo nợ là hành vi bị Nhà nước nghiêm cấm.

Tuy nhiên vẫn khá nhiều doanh nghiệp lách luật, họ sử dụng một bên trung gian để thực hiện đảo nợ.

Cách được áp dụng nhiều nhất hiện nay dùng nguồn vốn khác (tín dụng đen, vay ngoài) để trả khoản nợ cũ của ngân hàng, ngân hàng sau khi được thanh toán đầy đủ khoản nợ cũ sẽ tiếp tục tái cho vay, người vay tiếp tục lấy khoản vay ngân hàng để trả khoản vay ngoài.

Nhiều doanh nghiệp lách luật và sử dụng nhiều hình thức đảo nợ ngân hàng
Nhiều doanh nghiệp lách luật và sử dụng nhiều hình thức đảo nợ ngân hàng

Có một hình thức đảo nợ khác là doanh nghiệp dùng một pháp nhân khác để đứng tên vay tiền tại ngân hàng, dùng số tiền vay từ tên khác chuyển vào khoản vay cũ tại chính ngân hàng này.

Ngoài ra, hình thức chuyển khoản vay tại ngân hàng này sang ngân hàng khác có lãi suất vay thấp hơn cũng được nhiều doanh nghiệp thực hiện.

Qu bài viết trên, mong rằng những người kinh doanh và môi giới bất động sản có thêm những kiến thức giải đáp cho câu hỏi đảo nợ là gì, cũng như hiểu vì sao hình thức đảo nợ vẫn đang diễn ra dù bị Nhà nước nghiêm cấm.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, hãy tiếp tục đồng hành cùng Quản lý Bất Động Sản để có thêm thật nhiều thông tin hữu ích.

 

Nguồn: copy

BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn